Tình trạng sưng, phù chân là dấu hiệu bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe
Bị phù nề khi mang thai có nên uống ít nước đi?
Bà bầu bị phù chân: Nguyên nhân vì đâu?
Chân bị phù trong mùa Hè phải làm sao?
8 biện pháp khắc phục phù chân
Đứng/ngồi hàng giờ liền
Khi bạn không vận động nhiều, các cơ ở bắp chân, bàn chân… ít được sử dụng tới. Điều này khiến tốc độ lưu thông máu chậm lại, dễ gây sưng, phù chân.
Ăn quá nhiều muối
Natri trong muối là chất gây giữ nước trong cơ thể, có thể dẫn tới sưng, phù chân khi ăn quá nhiều. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người trưởng thành không nên ăn quá 2.300mg (1 thìa cà phê) muối/ngày.
Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4, chân thường bị sưng, phù. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong cơ thể, cũng như do thai nhi phát triển nhanh, đè vào các tĩnh mạch vùng chậu, gây hạn chế lưu thông máu.
Nếu thấy tình trạng sưng, phù xảy ra cả ở tay và mặt, rất có thể bạn đang bị tiền sản giật - tình trạng huyết áp tăng cao gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nhiều phụ nữ mang thai bị sưng, phù chân khó chịu
Thừa cân, béo phì
Khi bị thừa cân, béo phì, áp lực lên chân của bạn sẽ lớn hơn, dẫn tới việc giảm lưu thông máu gây sưng, phù chân. Thay đổi thói quen ăn uống, tập thể dục giảm cân có thể khắc phục tình trạng này.
Bị thương ở chân
Khi bạn bị thương tại chân, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng tình trạng sưng, viêm. Máu sẽ được dồn xuống chân để hồi phục vết thương. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể nâng cao bàn chân, chườm mát khu vực bị thương để giảm đau, giảm sưng.
Thay đổi hormone
Chân của bạn có thể sưng, phù nhiều hơn trước kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone sau khi rụng trứng. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chú ý uống đủ nước, không ăn quá mặn và tập thể dục đều đặn.
Tác dụng phụ của thuốc
Một vài loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc kiểm soát đường huyết, thuốc giãn mạch, thuốc chẹn kênh calci, thuốc chống viêm không steroid… cũng có thể gây sưng, phù chân do chúng có khả năng giữ natri, gây giữ nước trong cơ thể.
Nhiều loại thuốc có thể gây giữ natri dẫn tới sưng, phù chân
Chân bị nhiễm trùng
Tình trạng sưng, phù chân có thể xảy ra do chân bị nhiễm trùng. Những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại biên, viêm khớp dạng thấp… là những người có nguy cơ cao bị nhiễm trùng chân.
Phù bạch huyết
Phù bạch huyết là tình trạng xảy ra khi hệ bạch huyết, đặc biệt là các hạch bạch huyết tại vùng chậu bị tổn thương, ảnh hưởng tới sự lưu thông của dịch bạch huyết xuống chân, bàn chân. Tình trạng phù bạch huyết dễ xảy ra với những người bị béo phì, ung thư.
Suy tim
Khi bị suy tim, tim sẽ không bơm máu hiệu quả, dẫn đến sự tích tụ máu trong tĩnh mạch. Điều này có thể gây nên tình trạng sưng, phù chân.
Cục máu đông
Khi cơ thể hình thành cục máu đông, khu vực phía sau vùng bị tắc nghẽn sẽ gia tăng áp lực nghiêm trọng, dồn máu ra khỏi tĩnh mạch vào các mô gây sưng, phù cũng như đe dọa tới tính mạng.
Những người bị béo phì, nghiện thuốc lá, suy tim, ung thư, phụ nữ đang mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai và những người ngồi nhiều sẽ có nguy cơ cao hình thành cục máu đông.
Suy thận
Thận có nhiệm vụ cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, loại bỏ chất lỏng dư thừa. Khi thận bị suy yếu, không hoạt động bình thường, cơ thể sẽ dễ bị tích nước dẫn tới sưng, phù chân.
Bệnh gan
Khi mắc bệnh xơ gan, gan có thể hình thành sẹo, hạn chế dòng máu chảy vào gan gây tăng huyết áp, sưng chân. Xơ gan cũng có thể tác động tới sự sản sinh protein albumin, một yếu tố góp phần gây sưng chân.
Bình luận của bạn